Máy in tem nhãn T4ES – In nhiệt gián tiếp

Máy in tem nhãn T4ES – In nhiệt gián tiếp

4.350.000

Máy in mã vạch T4ES có xuất xứ từ Đài Loan, các thành phần linh kiện chính được sản xuất tại Nhật Bản. Máy có thiết kế nhỏ gọn với kích thước 200mm x 263,19mm x 188.29mm và khối lượng 2kg giúp cho người dùng có thể đặt máy in tại mọi vị trí tuỳ ý. Máy  được thiết kế với vỏ kháng khuẩn theo công nghệ Nhật Bản nhằm ngăn chặn vi khuẩn bám trên bề mặt trong quá trình sử dụng. Lớp vỏ máy chắc chắn giúp bảo vệ cho thiết bị và các linh kiện bên trong không bị hư hại, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho sản phẩm.

Đặc biệt máy có chất lượng in cực cao lên đến 300 DPI, cho phép in mã vạch sắc nét và bền lâu. Khi mua sản phẩm tại công ty Optori, quý khách sẽ được hướng dẫn sử dụng và tặng kèm phần mềm in mã vạch có bản quyền.

Mô tả

Máy in mã vạch: là thiết bị ngoại vi (kết nối với máy tính) có chức năng in thông tin, mã vạch của một loại sản phẩm lên bề mặt tem nhãn.
Máy in mã vạch thường sử dụng công nghệ in truyền nhiệt hoặc in kim, mỗi loại công nghệ này sẽ đem lại khả năng nâng cao tốc độ in và đảm bảo chất lượng mã vạch khi in một cách khác nhau.

Đặc biệt là công nghệ in chuyển nhiệt được xem là một trong những phương pháp in phổ biến nhất mà các loại máy in mã cạch cao cấp đang sử dụng. Cụ thể máy sử dụng nhiệt độ cao và mực để in chất lượng cao, lúc này mực sẽ hấp thụ vào giấy dễ hơn, do vậy, mực in ra sẽ trung thực hơn, bền màu hơn so với các công nghệ mực in khác.
Điểm nổi bật của máy in mã vạch cao cấp hiện nay là có hệ thống cảm biến (sensor), giúp máy in hiểu rõ và chính xác các quy cách con tem, giúp máy in in thông tin gọn vào trong từng con tem, đồng thời nhờ hệ thống sensor nên máy in mã vạch sẽ có những chức năng nổi bật mà trên các loại máy in khác không có như cắt nhãn tự động, xé nhãn tự động hoặc bóc nhãn tự động.

Độ phân giải điểm ảnh: là thông số biểu diễn mật độ điểm đốt nóng (heat) trên một đơn vị độ dài, thông thường sẽ có đơn vị tính là dpi (dot per inch) – Điều này có nghĩa là số điểm đốt nóng trên một inch, tức chỉ số dpi càng cao, mật độ điểm trên đơn vị càng dày thì tem in càng sắc nét.
Công nghệ in của máy in mã vạch:

  • In nhiệt trực tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng trực tiếp chất mụi than lên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để xuất ra thông tin. Cách in trực tiếp này sẽ tiết kiệm được mực in, nhưng sẽ giảm tuổi thọ đầu in vì đầu in sẽ phải dùng nhiều nhiệt lượng và ma sát trực tiếp tới con tem.
  • In truyền nhiệt gián tiếp: bằng cách dùng đầu in đốt nóng các loại mực được cấu tạo bằng sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Cách in này sẽ điều hòa được nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn giúp nâng cao tuổi thọ đầu in, đồng thời chất lượng tem in ra được nâng cao, và ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Tốc độ in: Tốc độ in của máy in mã vạch thường được quy về đơn vị IPS, là thông số thể hiện chiều dài được in ra trên mỗi giây. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mà tốc độ in cũng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn. Đối với các dòng máy công nghiệp thì tốc độ in thường cao hơn so với các dòng máy khác.

Bộ nhớ:

  • Bộ nhớ của máy in gồm 2 phần là RAM và FLASH.
  • Bộ nhớ RAM của máy in có chức năng nhận lệnh in từ máy tính
  • Bộ nhớ FLASH có chức năng lưu các thông tin như quy cách con tem, font chữ sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).

Kết nối: Đối với các dòng máy in mã vạch công nghiệp, các nhà sản xuất tích hợp nhiều loại kết nối để đồng bộ hóa tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp từ có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN tới không dây như WAN (IEEE801.01). Vì thế máy in mã vạch hoạt động chính xác với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin.

Title

Go to Top