Tại các bệnh viện, cơ sở dữ liệu và tốc độ truyền thông tin là các yếu tố vô cùng quan trọng. Tất cả mọi khâu từ tiếp nhận bệnh nhân, khám, chữa đến kê thuốc và chăm sóc hậu xuất viện đều yêu cầu các thông tin bệnh án, hồ sơ bệnh nhân, quá trình điều trị… chi tiết và rõ ràng nhất để các bác sĩ có thể đưa ra cách chữa trị tốt nhất.

Do đó, hệ thống mã vạch được đưa vào ứng dụng, phục vụ các mục đích chính sau:

  • Quét mã vạch giúp đảm bảo độ chính xác các thông tin đầu vào, tránh các sai sót, nhầm lẫn thường xảy ra trong phương pháp nhập thủ công.
  • Sử dụng máy quét mã vạch giúp tăng tốc độ nhập liệu thông tin vào hệ thống, đẩy nhanh quá trình khám chữa bệnh. Chỉ vài giây để nhân viên quầy tiếp đón quét thông tin vào hệ thống, các bác sĩ có thể dễ dàng tra được thông tin bệnh nhân để đưa ra thăm khám phù hợp. Do đó, đẩy nhanh quá trình khám chữa bệnh.

Ứng dụng mã vạch CCCD, mã vạch BHXH tại quầy tiếp đón, phân loại bệnh nhân

Việc đầu tiên bạn sẽ làm khi đến bệnh viện là lấy số thứ tự và sổ khám bệnh. Một số bệnh viện đã ứng dụng mã vạch bằng cách mã hóa thông tin bệnh nhân thành mã vạch và in ra, dán lên sổ khám bệnh (thay vì phải viết tay như truyền thống).

Khi đến khám bệnh, các hồ sơ thường được yêu cầu bao gồm CMND/CCCD, thẻ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội… và một số các giấy tờ liên quan khác. Hầu hết trên các giấy tờ này đều có chứa mã vạch được tích hợp các thông tin vào đó. Dó đó, nhân viên chỉ cần dùng máy quét mã vạch là có thể quét tất cả thông tin đó vào hệ thống cơ sở dữ liệu của bệnh viện.

Hầu hết, các bệnh viện đều gặp vấn đề tại khâu tiếp nhận bệnh nhân do quá trình xử lý hồ sơ, dữ liệu mất thời gian. Mã vạch giúp thông tin được lưu dễ dàng trên hệ thống, đơn giản hóa khâu giấy tờ, tránh lãng phí thời gian, đẩy nhanh được tốc độ phân loại bệnh nhân.

Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hải Phòng bằng quét mã vạch trên thẻ CCCD

Ứng dụng mã vạch bệnh viện trong quá trình chăm sóc bệnh nhân

Sau khi có thông tin bệnh nhân từ hệ thống, bác sĩ biết được đây là bệnh nhân mới, bệnh nhân đã từng chữa trị và các hồ sơ bệnh án liên quan khác. Từ đó, họ có thể đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Bác sĩ cần có một dụng cụ gọi là máy quét giúp truy xuất thông tin.

Bệnh cạnh đó, những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện hay bệnh nhân nội trú, ứng dụng mã vạch được thể hiện trong những chiếc vòng đeo tay của bệnh nhân. Đây là sản phẩm được tạo ra từ máy in tem nhãn mã vạch chuyên dụng.

Máy quét mã vạch M11 , đọc CCCD của hãng OPTICON

Ứng dụng hệ thống mã vạch trong khâu xét nghiệm

Phòng xét nghiệm mỗi ngày tiếp nhận số lượng mẫu vô cùng lớn và nếu sai sót xảy ra trong việc kiểm tra, phân loại mẫu sẽ dẫn đến cho ra kết quả khám sai lệch. Sai sót là điều không được phép xảy ra.

Những điểm nổi bật khi áp dụng mã vạch vào khâu xét nghiệm trong bệnh viện bao gồm: Quản lý mẫu, tránh thất lạc, tránh sai sót, nhầm lẫn mẫu dẫn đến sai kết quả cho bệnh nhân; kết quả xét nghiệm được cập nhật ngay trên hệ thống sau khi hoàn thành, bệnh nhân nhận được kết quả nhanh chóng hơn. Tạo tác phong làm việc có hệ thống và chuyên nghiệp cho bệnh viện.

Ứng dụng mã vạch bệnh viện tại các quầy bán thuốc, cấp thuốc

Trên mỗi loại thuốc đều có mã vạch được in sẵn, do đó người bán chỉ cần quét mã trích xuất dữ liệu là có thể nhanh chóng tìm được. Áp dụng mã vạch giúp việc cấp thuốc cho bệnh nhân dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Mã vạch còn giúp hạn chế nhầm lẫn thuốc, sai sót trong truyền đạt thông tin giữa bác sĩ và y tá cấp thuốc.

Sử dụng máy quét mã vạch là điều cần thiết để tránh nhầm lẫn giữa các loại thuốc có số mã vạch gần giống nhau hoặc có công dụng tương đương nhau.

Hiện nay, máy quét OPTICON do Optori phân phối có khả năng đọc quét nhanh nhạy CCCD, mã BHXH, với đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhiệt tình, dễ dàng tích hợp trên nhiều hệ điều hành Win 7, 10, 11…. OPTORI đã cung cấp cho đối tác là bệnh viện nhà nước và tư nhân, quốc tế trên khắp các tỉnh thành như bệnh viện DYM , bệnh viện KONTUM, bệnh viện Thanh Hóa, …. Máy quét mã vạch được bảo hành lên đến 2 năm và vận chuyển nhanh chóng trên toàn quốc.