Hiện nay, nhằm bảo mật thông tin cá nhân của học sinh sinh viên, cũng như giúp sinh viên có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống thông tin, tài liệu tham khảo của trường một cách hiệu quả nhất, các trường học, cơ sở giảng dạy, trung tâm bồi dưỡng, đạo tạo đều đã ứng dụng hệ thống mã vạch vào trong công tác quản lý nhà trường.

Mã vạch áp dụng trong trường học kiểm soát thông tin đăng ký của học viên

Thẻ sinh viên, thẻ học sinh chính là ví dụ điển hình nhất trong việc áp dụng mã vạch tại trường học. Mỗi mã vạch trên thẻ chứa các thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, hộ khẩu gia đình, quá trình học tập, thậm chí là ảnh chân dung… Khi nhà trường muốn trích xuất bất kỳ dữ liệu nào của sinh viên, chỉ cần quét mã vạch của học sinh đó là sẽ hiển thị ra kết quả chỉ trong vòng chưa đến 5s. Mã vạch giúp hạn chế sai sót trong quá trình trích xuất dữ liệu, hạn chế rủi ro trong việc mất các giấy tờ, hồ sơ sinh viên,… Và tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu hơn so với phương pháp lưu trữ hồ sơ giấy.

Thẻ sinh viên của Đại Học TORONTO được quản lý bằng mã vạch

 

Mỗi năm, nhà trường có hàng ngàn học sinh sinh viên nhập học, ứng dụng mã vạch để quản lý thông tin là một giải pháp vô cùng hoàn hảo. Phương pháp này vừa dễ sử dụng, thuận tiện lại vừa tiết kiệm không gian và thời gian. Việc trích xuất dữ liệu chỉ cần dùng một thiết bị gọi là máy quét mã vạch. Máy quét mã vạch có thể đọc được tất cả các loại mã vạch 1D 2D (QR code), thâm chí máy quét mã vạch hiện nay còn đọc được cả mã QR code trên thẻ Căn cước công dân. Nhờ đó, việc thu thập dữ liệu khi sinh viên nhập học càng trở nên tối giản hơn nhiều.

Truy cập các tài liệu trong hệ thống một cách dễ dàng

Khi áp dụng hệ thống mã vạch để lưu trữ dữ liệu, hệ thống sách được lưu trữ dưới dạng Ebook và đường link được mã hóa thành mã vạch giúp tiết kiệm không gian lưu trữ thực đáng kể. Học sinh sinh viên chỉ cần quét mã vạch được cấp là sẽ truy cập được đến đường link sách cần. 

Một mã vạch áp dụng trong trường học có thể chứa nhiều dữ liệu, nên nhiều đường link có thể đi kèm trong một mã vạch. Sau đó kèm vào trong slide bài học của sinh viên. Thay vì phải in và phát tài liệu cho tất cả học viên, thì giờ đây chỉ cần một mã vạch là tất cả học viên đều có thể xem được tài liệu, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Với sự phát triển của internet và sách điện tử, thì điều này cũng là một sự kết hợp tối ưu hóa vững chắc.

Ứng dụng mã vạch vào quản lý thư viện

Mỗi đầu sách trên thư viện có thể được mã hóa thành một mã vạch và dán lên mỗi đầu sách. Trong mã vạch này có thể chứa các thông tin như tên sách, tác giả, vị trí hàng, kệ trong thư viện… Khi học viên của nhu cầu mượn sách, nhân viên thư viện chỉ cần quét mã mã vạch trên sách và cập nhật thông tin mượn sách là xong. Khi trả sách cùng tương tự, chỉ cần dùng má quét mã vạch quét qua mã dán trên sách là sẽ xuất hiện thông tin sách ngay lập tức. Rất tiện lợi, nhanh chóng và chính xác trong khâu quản lý mượn, trả sách và trong các công tác nghiệp vụ thư viện khác không như cách quản lý sách truyền thống, gây việc khó khăn trong ghi chép, tỉ lệ sai sót nhầm lẫn cao mất nhiều thời gian và chi phí hơn.

Hệ thống quản lý thông tin thư viện bằng barcode tại Trường Đại Học Anh Quốc

Hiện nay, máy quét OPTICON do Optori phân phối có khả năng đọc quét nhanh nhạy CCCD, mã BHXH, mã vạch trên các bề mặt cứng, trơn bóng, khó nhìn với đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhiệt tình, dễ dàng tích hợp trên nhiều hệ điều hành Win 7, 10, 11…. OPTORI đã cung cấp cho đối tác là các trường học, trường đại học, trường cao đẳng trên khắp cả nước như Trường đại học Quy Nhơn, Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học Luật, Trường THPT Nguyễn Du,…. Máy quét mã vạch được bảo hành lên đến 2 năm và vận chuyển nhanh chóng trên toàn quốc.

OPTORI C41 , máy quét có dây được được tất cả mã 1D 2D QRcode ( Giá chỉ 1.360.000đ )